Rối loạn chuyển hóa

Bệnh tiểu đường

10% Dân số mắc, trong đó  90% TĐ type II & 10% TĐ type I.

Triệu Chứng Gợi Ý:

  • Thường xuyên mệt mỏi, khát, đói, thèm ngọt.
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Sụt cân
  • Nhìn mờ
  • Các vết loét khó lành

Tình cờ xét nghiệm phát hiện

Ngày nay tiểu đường type II ngày càng gia tăng và trẻ hóa, thường gặp ở người thừa cân, béo phì, và tình cờ phát hiện qua xét nghiệm kiểm tra sức khỏe!

Chẩn đoán

Xét nghiệm

  • Đường huyết ≥ 126 mg/dl
  • Tỉ lệ HbA1c trong máu ≥ 6.5%

Điều hòa đường huyết

Vai trò tuyến Tụy

ổn đinh đường huyết 80 -100 mg/dl

  • Khi đường huyết tăng (do ăn uống chất có đường) Tụy tiết Insulin, vai trò như chìa khóa mở cửa, để đưa đường vào tế bào để giữ đường huyết bình thường.
  • Khi đường huyết giảm (do ăn ít hay do lao động tiêu hao) tụy tiết Glucagon chuyển hóa Glycogen trong  gan, cơ  thành Glucose để đưa vào máu

Tiểu đường type i

  • Tế bào Tụy (tb β) bị hủy hoại
    (bệnh tự miễn). Insulin không được tạo ra.
  • Không có Insulin, đường không vào được tb; tồn dư cao trong máu.
  • Thải qua nước tiểu

Tiểu đường type iI

  • Tụy vẫn tiết insulin.
  • Có sự đề kháng insulin tại tế bào; có nghĩa là tế bào từ chối nhận Glucose  dù tụy tăng tiết insulin.
  • Đường tồn cao trong máu  ≥ 126mg/dl.
  • Đường dư trong máu bám lên bề mặt hồng cầu ngày càng nhiều (giống hiện tượng gỉ sét) gây tăng HbA1c≥ 6.5%.
  • Đường dư thải qua nước tiểu.

cơ chế bệnh sinh

  • Tiểu đường type II (TĐ kháng insulin) là tình trạng tế bào quá tải đường, từ chối nhận thêm đường (glucose) cho dù tụy vẫn tiết insulin để ép tb nhận đường; gây hệ quả lượng đường cao trong máu và tiểu ra trong nước tiểu.
  • Bình thường đường từ thực phẩm được insulin do tụy tiết ra như là chìa khóa mở cửa tb đưa đường vào tế bào để tạo năng lượng, nếu dư sẽ được tạo thành mỡ dự trữ.
  • Y học ngày nay nhận định rằng do chế độ ăn ngày nay chứa quá nhiều đường nên gây béo phì (do dư tạo mỡ) và làm tế bào quá tải từ chối nhận đường gây tình trạng kháng insulin (tiểu đường type II). Đường dư trong máu thải qua nước tiểu.
  • Ba yếu tố đường cao, insulin tăng và hồng cầu bị bám đường nhiều lưu thông trong máu làm tổn thương (xây xát) lòng mạch máu (đặc biệt vi mạch).

Tìm hiểu XN HbA1c

  • HbA1C: Glycated haemoglobin là tên gọi của hồng cầu khi bị glucose bám nhiều lên bề mặt (giống như hiện tượng gỉ sét kim loại). Bình thường phải dưới 5,6%.
  • Nếu lượng Đường (Glucose) trong máu liên tục cao, ngày càng bám nhiều và càng nhiều hồng cầu bị bám, tỉ lệ HbA1C  tăng, nếu trên 6,5 % sẽ chẩn đoán bị tiểu đường.
  • Các hồng cầu bị bám đường (gỉ sét) khi lưu thông trong máu sẽ làm tổn thương “xây xát” lòng các vi mạch máu.
  • Khi glucose bám lên hồng cầu (HbA1C) sẽ không “tróc” ra và sẽ tồn tại cho đến khi đời sống hồng cầu kết thúc (khoảng 3 tháng)
  • XN HbA1c có giá trị chẩn đoán và dõi tiến triển bệnh. Thường được thử 3 tháng 1 lần (thời gian thay thế hồng cầu mới).

Biến chứng của Tiểu đường

  • Lượng Đường (Glucose) cao trong máu lâu dài, ngày càng bám nhiều lên bề mặt hồng cầu (giống hiện tượng gỉ xét)

  • Mỗi lẩn ăn là mỗi lần đường trong máu cao, insulin được tụy tiết ra để đẩy đường vào tb.
  • Ba yếu tố đường, insulin và hồng cầu bị bám đường (HbA1c,  “hồng cầu gỉ xét”) cao, liên tục lưu thông trong máu; chúng liên tục gây tổn thương (xây xát) lòng mạch, đặc biệt vi mạch và lòng vi mạch không có thời gian sửa chữa hồi phục.
  • Tất cả các biếm chứng của tiểu đường đều liên quan đến tổn thương vi mạch máu

Tóm lại

Tiểu đường type II

  • Tiểu đường type II (TĐ kháng insulin) là tình trạng tế bào quá tải, từ chối nhận đường (glucose) cho dù tụy vẫn tiết insulin để ép tb nhận đường; gây hệ quả lượng đường cao trong máu và tiểu ra trong nước tiểu.
  • Lòng vi mạch bị tổn thương (xây xát) do lượng đường, insulin, và hồng cầu “gỉ xét” cao liên tục lưu thông trong máu. Gây biến chứng tổn thương ở nhiều cơ quan.
  • Nguyên nhân là do chế độ ăn uống ngày nay chứa quá nhiều đường gây béo phì, quá tải tế bào và lòng mạch tổn thương không có thời gian hồi phục.
  • Đây là điều ta cần biết để điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. xem thêm “Tìm hiểu về Đường”

Bs. Đỗ Quang Vinh

P/s: Cần tư vấn riêng, xem thêm chuyên mục “Tư Vấn Y Khoa”

  • Nguyên nhân là do chế độ ăn uống ngày nay chứa quá nhiều đường gây béo phì, quá tải tế bào và lòng mạch tổn thương không có thời gian hồi phục.
  • Đây là điều ta cần biết để điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. xem thêm “chế độ ăn uống hợp lý”

Bs. Đỗ Quang Vinh

P/s: Cần tư vấn riêng, xem thêm chuyên mục “Tư Vấn Y Khoa”

Các Bài Viết